Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) ngâm Rượu chữa Yếu sinh lý
Thứ hai - 30/10/2017 23:12
Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu. Na rừng là một trong ba vị thuốc quan trọng trong bài thuốc bổ dương, điều trị yếu sinh lý của đồng bào dân tộc.
qua na rung (103)
Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) - có thể trị phong thấp, hay làm thuốc an thần trị chứng mất ngủ, giúp điều hòa khí huyết, hồi sức. Ngoài ra, quả na rừng đem ngâm rượu có thể trở thành bài thuốc bổ dương rất hiệu quả, mà người Mông hay gọi là rượu Tứn khửn – “thần dược phòng the”.
Tuy nhiên, việc hái Na rừng khá nguy hiểm. Đặc điểm của nó là chỉ mọc trong rừng sâu, trên những cây cổ thụ, nên phần lớn quả to tập trung trên tán lá cao. Thêm nữa, loại quả này thu hút ong rừng lớn đến sống và bám vào cuống nên gây khó khăn cho việc trẩy hái.
Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) là một thảo dược quý được đồng bào dân tộc sử dụng từ rất lâu. Na rừng là một trong ba vị thuốc quan trọng trong bài thuốc bổ dương, điều trị yếu sinh lý của đồng bào dân tộc.
Có tên gọi khác: Nắm cơm, Na dây; Xưn xe, Ngũ vị tử nam; Có tên khoa học là: Kadsura Coccinea (Lem.); Quy kinh vị, đại trường.
Các bộ phận thường dùng: Quả, dây, rễ Na Rừng:
1. Tác dụng của quả na rừng (chí chuôn chua):
+ Tác dụng an thần (giúp dễ ngủ và ngủ ngon);
+ Tác dụng chữa yếu sinh lý;
Đặc điểm của Quả Na rừng:
Khi chín, quả có mùi thơm cay đặc trưng, hương thơm bay khắp cả cánh rừng. Đây cũng chính là mùa sinh sản của sóc và cầy hương. Mỗi khi quả chín, từng đàn sóc, đàn cầy lại rộn ràng rủ nhau đi khắp rừng tìm ăn những quả “chí chuôn chua” chín mọng để có một mùa sinh sản thật mỹ mãn.
Cách dùng Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea):
Quả na rừng thường sử dụng khi quả chín, hoặc gần chín, nếu sử dụng còn xanh sẽ không tốt, quả na rừng mua về bạn có thể dùng theo các cách sau:
+ Để nguyên cả Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) ngâm rượu hoặc bạn có thể tách ra từng múi để ngâm;
+ Phơi khô Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) sau đó dùng ngâm rượu hoặc dùng làm thuốc;
+ Dùng Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) (Chí Chuôn Chua kết hợp các vị thuốc khác)
Bài thuốc ngâm rượu Quả Na Rừng (Kadsura Coccinea) nổi tiếng của dân tộc: Tứn khửn thực ra là một loại rượu thuốc được ngâm với 3 loại cây rất khó kiếm bao gồm “chí chuôn chua”, “cua chừ ma” (loại dây bò dưới đất có độ dài khoảng 3m) và một vị thuốc nữa cũng rất tốt có tên là “tứn khửn” (gần giống cây ráy nhưng lá chỉ cao khoảng 15 – 20cm). 3 loại cây này mang về thái nhỏ, phơi khô, ngâm rượu rồi hạ thổ ít nhất là 1 năm trở lên.
2. Tác dụng của rễ, dây na rừng:
Rễ na rừng, dây na rừng có vị cay ấm, hơi đắng, có hương thơm, có tác dụng:
+ Hành khí;
+ Chỉ thống;
+ Hoạt huyết;
+ Tán ứ;
+ Khu phong tiêu thũng;
Chủ trị: Viêm ruột mạn tính, viêm dạ dày ruột cấp tính, viêm loét dạ dày và hành tá tràng; Phong thấp đau xương; Đau bụng trước khi hành kinh, sản hậu ứ đau; sưng vú;
Kinh nghiệm và thực tế dùng vị thuốc na rừng:
Cây na rừng được dùng rộng rãi của các lương y và bà con đồng bào dân tộc làm thuốc và phục vụ cho phụ nữ sau khi sinh đẻ .
+ Liều dùng cho thang thuốc 12- 15 gam.
+ Khi bốc vào thuốc ngâm rượu 50- 100 gam
+ Na rừng hãm nước thay nước hằng ngày 20-30gam thường hãm cùng với các vị thuốc khác như Sâm cau, Bổ béo, Hồi sức thì càng tốt .
Khi uống có tác dụng ăn uống ngon hơn, có tác dụng giảm đau sau khi sinh do dạ con co bóp và làm sạch máu hôi tanh để sinh huyết mới.
Khi hãm nước riêng vị Na rừng có vị đắng hơi chát, tính ôn không độc dùng làm thuốc chữa các bệnh:
+ Phong tê thấp người suy nhược;
+ Đau dạ dầy hành tá tràng, đại tràng ngoại thương xuất huyết;
+ Thân rễ ngâm rượu đánh gió xoa bóp vào chỗ đau nhức mỏi.
Bản thân tôi thường dùng làm thuốc hành khí tiêu viêm chỉ thống, chữa đau dạ dầy tá tràng .. giúp người ăn uống kém (khi uống thuốc ăn cơm thấy ngon ngay ăn khỏe bản thân tôi thấy như vị Bạch truật +vị Xương truật khi cho vào thang thuốc).
Khi cho vào thang thuốc kết hợp với các bài thuốc khác tôi thường cho 12gam vị Na rừng vào các bài thuốc như Tứ quân , Tứ vật , Bổ trung ích khí ….
Đặc biệt bài thuốc chữa sỏi thận trước đây tôi đã viết bài và đăng tạp chí Đông y cũng đã cho vị Na rừng vào nó có tác dụng tốt cho bài thuốc chữa sỏi thận (qua kinh nghiệm thực tiễn tôi chữa sỏi thận đạt 90% kết quả riêng sỏi san hô không có kết quả) Qua thời gian chữa bệnh hàng chục năm trời tôi thấy vị Na rừng rất tốt cho nhiều bệnh khi điều trị.
Bột Chùm ngây Lê Hoàng có vị ngậy và thơm, ngọt dịu vị rất dễ cho bé ăn. Vì vậy từ lâu đối với nhiều mẹ bỉm sữa, rau chùm ngây trở thành một món ăn không thể thiếu trong quá trình ăn dặm của con.