Cây Hoàn ngọcCây Hoàn ngọc còn gọi là cây Xuân hoa, thuộc họ Ô rô, tên khoa học gọi là Pseuderanthemun palatinferum (Nees) Radlk có chứa các chất: đường tự do, carotenoit, axit hữu cơ, flavonoit, vết chất béo,…Cây Hoàn ngọc không độc, có thể dùng khô hoặc tươi có tính kháng khuẩn với nấm mốc, nấm men, đặc biệt là vi khuẩn gây Escherichia coli ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, có giúp ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, bảo vệ gan hiệu quả,….Cây Hoàn ngọcCây Hoàn ngọc350.000VNDSố lượng: 1 chai
Cây Hoàn ngọc
Đăng ngày 30-05-2017 01:43:17 PM - 7186 Lượt xem
Giá bán:
350.000 VND
Cây Hoàn ngọc còn gọi là cây Xuân hoa, thuộc họ Ô rô, tên khoa học gọi là Pseuderanthemun palatinferum (Nees) Radlk có chứa các chất: đường tự do, carotenoit, axit hữu cơ, flavonoit, vết chất béo,…Cây Hoàn ngọc không độc, có thể dùng khô hoặc tươi có tính kháng khuẩn với nấm mốc, nấm men, đặc biệt là vi khuẩn gây Escherichia coli ở đường tiêu hóa. Ngoài ra, có giúp ức chế quá trình peroxy hóa lipid màng tế bào, bảo vệ gan hiệu quả,….
Tác dụng của Cây hoàn ngọc: - Phòng và hỗ trợ điều trị bệnh u bướu - Chữa rối loạn tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, tốt cho bệnh nhân bị dạ dày, đại tràng, đường ruột. Với người bệnh đau bụng đi ngoài, chỉ cần nhai sống 3 lá hoàn ngọc, nhai cho 3 lần là khỏi. - Tác dụng cầm máu cực kỳ hiệu quả, bạn chỉ cần nhai lá hoàn ngọc đắp vào vùng bị sưng đau, chảy máu, vết thương sẽ được cầm máu ngay - Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp, tim mạch - Tác dụng bảo vệ gan, hỗ trợ điều trị xơ gan
Cách dùng Cây hoàn ngọc: + Lá Tươi: Từ 5 – 10 lá tươi ăn sống (kèm ít muối). Ngày dùng 2 lần, dùng trong 1 tuần, tùy theo từng bệnh, có bệnh phải sử dụng trong 1 tháng, 2 tháng… + Thân cành khô Cây hoàn ngọc: Nấu như nước Trà uống hằng ngày (Tùy theo bệnh và hướng dẫn của Lương y, không sử dụng tùy tiện)
Cây Hoàn ngọc
Một số nghiên cứuTác dụng của Cây hoàn ngọc của các nhà khoa học tham khảo:
- Năm 2003, các nhà khoa học đã tìm thấy trong cây hoàn ngọc có hàm lượng cao các axit amin và nhiều khoáng chất đặc biệt là canxi, kali và sắt. Số mg trên 100 gr lá tươi thu được gồm khoáng chất Ca 878,5, Mg 837,6, Fe 38,8, K 587,5; axit amin không thay thế 1347, lysine 30,6, methyonine 29,7, valin 99,73, threonine 61,0, isoleucine, leucin 232. Hàm lượng sắt cao hơn nhân sâm và gấp 2 lần con vẹm (24 mg), gấp 3 lần gan lợn (13 mg), gấp 4 lần đậu tương (11 mg). Lượng protein thô so với mẫu khô hơn 30,8%; tổng axit amin không thay thế là nguyên liệu tổng hợp coenzyme A, acid pantothenic, carnosin… cao hơn lá chè xanh và cao gấp 2-3 lần lá vối.
Năm 2003, thành phần hóa học của lá cây hoàn ngọc đã được nhóm nghiên cứu của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng bước đầu nghiên cứu và thu được một số kết quả đáng chú ý, đã phân lập được các chất β- sitosterol, phytol, 3-O-(β-D-glucopyranosyl)-sitosterol, hỗn hợp stigmasterol và poriferasterol, 1-triacoltanol, glycerol 1-hexadecanoate, axit palmitic và axit salicylic.
- Năm 2007, nhóm phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng cùng các nhà khoa học thuộc phòng hóa Terpenes, Viện Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu nhằm phân lập những chất có trong lá và rễ của cây hoàn ngọc 7 năm tuổi. Kết quả vượt trên sự mong đợi khi phát hiện những hoạt chất sinh học có giá trị như lupeol, lupenone, betulin, axit pomolic… Những chất này đã và đang hấp dẫn các nhà khoa học nghiên cứu sản xuất ra dược phẩm có hoạt lực cao điều trị từ bệnh viêm nhiễm đơn giản cho đến các bệnh nan y. Hai thành phần chính của rễ cây là lupeol, betulin cũng đã được nghiên cứu về hoạt tính gây độc đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB.
Rễ cây cũng chứa một số tritecpen khác là epifriedelanol và axit pomolic. Ngoài ra, nó còn chứa một số chất thuộc các lớp chất khác như b-sitosterol, b-sitosterol glucoside... Về tác dụng với sức khỏe, theo kinh nghiệm dân gian, cây hoàn ngọc có tác dụng khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực; chữa cảm cúm, rối loạn tiêu hóa, viêm loét đại tràng, dạ dày, trĩ nội, xơ gan cổ trướng, viêm đường tiết niệu, viêm thận, chấn thương, đau mắt đỏ, mắt trắng, đau không rõ nguyên nhân...
Cây Hoàn ngọc
Năm 2005, tiến sĩ Phan Minh Giang và cộng sự đã xác định cây hoàn ngọc có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng nấm. Năm 2006, Đại học Cần Thơ, Đại học Nông nghiệp và Công nghệ Tokyo kết hợp với Trung tâm Nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của cây hoàn ngọc: huyết áp cao, tiêu chảy, đau dạ dày, thiếu máu cơ tim, thần kinh xương, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, cúm, chảy máu, liệt cơ mặt, nhũn não, bệnh lị, táo bón, bệnh phụ khoa, ung thư ruột, sâu răng, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viêm khớp, viêm họng, viêm vú, viêm gan, viêm ruột kết...
Năm 2010, P. Padee và cộng sự ở Đại học Mahasarakham, Thái Lan đã nghiên cứu tác dụng hạ đường huyết của cao dịch chiết 80% etanol lá cây HN trên chuột bị bệnh tiểu đường bình thường và chuột bị bệnh tiểu đường do streptozotocin. Kết quả cho thấy, dịch chiết đã có tác dụng hạ đường huyết. Dịch chiết cũng có tác dụng ngăn chặn các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, tăng cường chức năng của gan và thận.
Năm 2011, nhóm nghiên cứu của P. Khonsung ở Đại học Chiềng Mai, Thái Lan đã cho biết dịch chiết nước của lá cây hoàn ngọc có tác dụng hạ huyết áp và làm giảm nhịp tim. Năm 2011, đề tài nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc thuộc chương trình trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược Việt Nam đã đánh giá khả năng ức chế khối u của các tritecpen chiết xuất từ rễ Cây Hoàn ngọc đạt 63,85%. Các chỉ tiêu huyết học đã được phục hồi, tritecpen có khả năng ảnh hưởng và thay đổi hệ miễn dịch theo chiều hướng tốt hơn trên cơ thể động vật bị gây u.
Qua một số bài báo đã đăng tải trên báo Khoa học và Đời sống (số 60 phát hành ngày 19/05/2012, số 66 phát hành ngày 2/06/2012 và một số bài báo khác) có đề cập đến một số nhân vật có hoàn cảnh khó khăn mắc bệnh hiểm nghèo như:
- Anh Nguyễn Hồng Ninh (Khu phố 1, phường Bình Đa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, ĐT: 01644870239) bị ung thư hạch giai đoạn cuối, viêm gan B. - Chị Trần Thị Nghi (sinh năm 1958, trú tại Tổ 8, khu phố 5, phường Phước Trung, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ĐT: 0944153289) bị ung thư tử cung… Những bệnh nhân này sau nhiều tháng khăn gói vào bệnh viện tá túc, “vái tứ phương” tìm thầy tìm thuốc nhưng bệnh tình không khỏi mà còn có chiều hướng trầm trọng hơn.
Bột Chùm ngây Lê Hoàng có vị ngậy và thơm, ngọt dịu vị rất dễ cho bé ăn. Vì vậy từ lâu đối với nhiều mẹ bỉm sữa, rau chùm ngây trở thành một món ăn không thể thiếu trong quá trình ăn dặm của con.